Chu kỳ bất động sản có thể hiểu là một vòng đời của bất động sản, thường có tính lặp lại. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Chu kỳ bất động sản là gì?
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chu kỳ bất động sản. Tuy nhiên bạn có thể hiểu chu kỳ bất động sản chính là một vòng đời của bất động sản. Chu này này thường có tính lặp đi lặp lại trong khoảng 7 – 10 năm. Kết thúc một chu kỳ thì ngay sau đó sẽ có một chu kỳ mới khác được hình thành.

Xem thêm: Nhà đất núi thành – Quảng Nam, cơ hội lớn dành cho các nhà đầu tư
Các giai đoạn của chu kỳ bất động sản
Giai đoạn phục hồi
Phục hồi là giai đoạn đầu tiên của một chu kỳ bất động sản, được tiếp nối từ giai đoạn suy thoái của chu kỳ trước. Ở giai đoạn này, sự phục hồi vẫn chưa được thể hiện rõ ràng giống như tên gọi của nó. Theo đó, các nhu cầu về nhà ở vẫn ở mức thấp, số lượng các dự án bất động sản giảm đáng kể. Đặc biệt là các bất động sản cho thuê vẫn bị trì trệ, tỷ lệ lấp đầy thấp,…

Tham khảo: Mua bán Nhà đất Quảng Ninh giá rẻ, chính chủ
Giai đoạn mở rộng
Sau giai đoạn phục hồi sẽ là giai đoạn mở rộng. Trong giai đoạn này, các nhu cầu nhà ở, về giá và nhu cầu thuê/mua bất động sản đều tăng lên. Đồng thời, nền kinh tế ở giai đoạn này cũng được giữ ở mức ổn định, lãi suất cho vay ở mức thấp, nguồn tài chính dồi dào,… Đây chính là điều kiện thuận lợi để các chủ đầu tư tham gia vào một chu kỳ bất động sản mới.

Giai đoạn siêu cung
Giai đoạn siêu cung xảy ra khi mà cung vượt quá cầu. Đặc điểm dễ nhận biết giai đoạn này nhất chính là sự dư thừa nguồn cung và sự tụt dốc về giá bất động sản. Đây cũng chính là quy luật tự nhiên thường thấy của bất động sản.

Giai đoạn suy thoái
Suy thoái là giai đoạn cuối cùng trong một chu kỳ bất động sản. Dấu hiệu của suy thoái cũng gần giống với dấu hiệu của suy cung. Tuy nhiên chúng sẽ ở mức độ mạnh hơn và rõ nét hơn. Cụ thể là cung vượt quá cầu, giá bất động sản giảm mạnh, tỷ lệ bỏ trống cao, tỉ lệ lấp đầy thấp, số lượng bất động sản mới sụt giảm mạnh,…

Việt Nam đã trải qua bao nhiêu chu kỳ bất động sản?
Hiện nay Việt Nam đã trải qua 4 chu kỳ bất động sản. Để hiểu hơn về các chu kỳ Việt Nam đã từng trải qua, bạn hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây.

Chu kỳ bất động sản thứ nhất (từ năm 1993 đến năm 1999)
- Tăng trưởng (1993 – 1995): Nhờ chuyển đổi kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, GDP cả nước giai đoạn này tăng mạnh (>9%). Kéo theo đó chính là sự sôi động của thị trường bất động sản.
- Suy thoái (1997 – 1999): Việt Nam không tránh khỏi bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Á. Do vậy mà tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm còn 5,8% và kéo theo sự suy thoái của thị trường bất động sản.
Chu kỳ bất động sản thứ hai (từ năm 2000 đến năm 2006)
- Tăng trưởng (2000 – 2002): Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn này chúng ta cũng ký được Hiệp định thương mại Việt Mỹ giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh.
- Suy thoái (2003 – 2006): Nhà nước ban hành nghị định số 181/2004/NĐ-CP về việc cấm phân lô bán nền. Điều này khiến thị trường bất động sản dần bị chững lại và suy thoái.
Chu kỳ bất động sản thứ ba (từ năm 2007 – 2013)
- Tăng trưởng (2007 – 2009): Việt Nam tham gia Tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường bất động sản một lần nữa lại được phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ.
- Suy thoái (2009 – 2013): Khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam. Thị trường bất động sản bị thoái trào là điều không thể tránh khỏi.
Chu kỳ bất động sản thứ tư (từ năm 2014 – nay)
- Tăng trưởng (2014 – 2017): Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ kích thích thị trường bất động sản Việt Nam tăng trưởng trở lại.
- Suy thoái (2018 – nay): Các ngân hàng nhà nước siết chặt tín dụng đã khiến bất động sản một lần nữa suy thoái. Đặc biệt là sự tác động của dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho toàn bộ lĩnh vực bị ảnh hưởng. Trong đó bất động sản là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ bất động sản
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến một chu kỳ bất động sản. Các yếu tố ảnh hưởng chính bao gồm:
- Về dân số:
Cơ cấu của dân số càng cao thì nhu cầu về nhà cũng càng cao. Điều này góp phần không nhỏ giúp thị trường kinh doanh bất động sản phát triển.
- Về lãi suất:
Lãi suất là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức mua của của các nhà đầu tư. Nhiều người sẽ bỏ ý định mua bất động sản khi lãi suất quá cao. Ngược lại, khi lãi suất thấp có thể khuyến khích người mua bất động sản nhiều hơn nhờ các chi phí dài hạn.

- Về các yếu tố tự nhiên:
Các yếu tố tự nhiên cũng ảnh hưởng đến một chu kỳ bất động sản. Theo đó các yếu tố như vị trí, kích thước và diện tích bất động sản sẽ ảnh hưởng đến giá trị và nhu cầu của người mua.
- Về nền kinh tế chung:
Nhìn chung, nếu nền kinh tế chung hoạt động tốt thì thị trường bất động sản cũng sẽ hoạt động tốt. Đặc biệt thị trường bất động sản sẽ có hướng suy sụp theo nếu nền kinh tế có hướng đi xuống.

- Về các chính sách của chính phủ:
Nhằm đảm bảo chức năng quản lý của mình, Nhà nước thường sẽ ban hành các văn bản pháp luật. Điều này giúp Nhà nước có thể dễ dàng điều tiết các hoạt động liên quan đến bất động sản. Tuy nhiên các chính sách pháp luật của chính phủ cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các chu kỳ bất động sản.
Trên đây là các giai đoạn của một chu kỳ bất động sản. Ngoài ra bài viết cũng giới thiệu đến bạn các giai đoạn bất động sản mà Việt Nam đã từng trải qua. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì, hãy bình luận ngay dưới bài viết để chúng ta cùng trao đổi nhé!