Nhắc đến chung cư nhà ở xã hội, nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là hình thức lưu trú do chính phủ trợ cấp cho tầng lớp lao động thu nhập thấp, điều kiện sinh hoạt bất tiện…. Vậy nhà ở xã hội là gì? Có nên mua nhà ở xã hội để đầu tư không? Cùng Loverapark tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội (tiếng Anh là Subsidized housing) là loại hình nhà ở do Chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng. Mục đích của nhà ở xã hội là cung cấp nơi định cư giá rẻ cho một số đối tượng thuộc diện ưu tiên trong xã hội. Bao gồm: người có thu nhập thấp hoặc công chức nhà nước. Chính sách chung cư nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp mang ý nghĩa xã hội lớn, giúp giải quyết nhu cầu định cư lâu dài của người có thu nhập thấp tại thành phố.
Các đặc điểm của nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội là chung cư giá rẻ, thanh toán nhẹ. Hơn nữa, các đối tượng ưu tiên còn được vay với lãi xuất thấp, phí quản lý chung cư rẻ.
Tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng
Nhà ở xã hội tại đô thị là dạng nhà chung cư được thiết kế theo những tiêu chuẩn chung của pháp luật về xây dựng và có số tầng theo quy định tại các khu đô thị. Các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được quy định theo từng loại đô thị khác nhau.
- Tại đô thị đặc biệt: chung cư nhà ở xã hội không có quy định giới hạn về số tầng.
- Tại đô thị loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V: được xây từ 6 tầng trở xuống.
- Tiêu chuẩn diện tích mỗi căn nhà ở không quá 60m2 sàn và được hoàn thiện theo cấp. Hạng nhà ở nhưng đảm bảo từ 30m2 sàn trở lên.
Nguồn vốn phát triển dự án nhà ở xã hội lấy từ đâu?
Hiện tại, cấu trúc nguồn vốn cho bất động sản tại Việt Nam nói chung và các dự án nhà ở xã hội nói riêng chủ yếu dựa vào 2 nguồn chính đó là từ ngân hàng và vốn huy động từ doanh nghiệp, người dân.
Nguồn vốn được sử dụng từ doanh nghiệp dựa trên số tiền cho thuê, cho mua, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu trên toàn địa bàn đó. Vì thế, ngân sách xây dựng sẽ phụ thuộc vào nguồn vốn địa phương hoặc huy động từ nguồn vốn hợp pháp khác; hoặc từ các tổ chức tình nguyện, các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước.
Ngoài ra, nguồn vốn xây dựng còn được trích từ 30% – 50% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu đô thị mới trên địa bàn.
Ai là người được mua nhà ở xã hội?
Theo pháp luật Việt Nam thì tất các đối tượng được hưởng chính sách mua và ở nhà ở xã hội bao gồm:
- Công nhân viên chức làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chế xuất và những người phải trả lại nhà công vụ mà có khó khăn về nhà ở.
- Cán bộ, công nhân viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Các yêu cầu để sở hữu nhà ở xã hội
- Thu nhập dưới 9 triệu đồng sau khi giảm trừ gia cảnh;
- Người mới lập gia đình, chưa có nhà ở, diện tích nhà ở bình quân thấp;
- Có mức thu nhập bình quân hằng tháng của hộ gia đình không thấp hơn 4 lần số tiền thuê nhà phải trả hằng tháng (đối với diện tích căn hộ có diện tích tối thiểu là 30m²). Và không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng (đối với căn hộ có diện tích tối đa 60m² sàn).
- Đã có nhà ở thuộc sở hữu nhưng diện tích bình quân đầu người trong gia đình dưới 8m² sàn/người hoặc nhà ở tạm, hư hỏng, dột nát.
- Các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học trở lên, công nhân tay nghề bậc 5 trở lên chưa được nhà nước hỗ trợ về nhà ở dưới mọi hình thức.
- Cán bộ, viên chức thuộc diện được hưởng chính sách nhà ở công vụ nhưng đã trả lại nhà cho nhà nước.
- Chưa có sở hữu nhà ở và chưa thuê hoặc chưa thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
Có nên đầu tư nhà ở xã hội không?

Với một mức giá rẻ như vậy, nhà ở xã hội chính là cơ hội tốt cho những người đủ điều kiện để đầu tư cho thuê hoặc mua bán nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hãy xét đến các yếu tố pháp lý dưới đây trước khi quyết định đầu tư chung cư nhà ở xã hội.
Nhà ở xã hội có được chuyển nhượng không?
Theo quy định của pháp luật, bên thuê hoặc mua nhà ở xã hội không được phép bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm kể từ thời điểm thanh toán đủ tiền mua nhà ở.
Trường hợp bên mua đã thanh toán xong trước thời hạn 5 năm thì chỉ được phép bán lại cho đơn vị quản lý tòa nhà; hoặc bán cho người có đủ điều kiện mua nhà ở xã hội theo quy định nêu trên. Nếu đơn vị này không mua lại bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm thì người bán không cần phải nộp thuế TNCN tại thời điểm đó.
Có được cho thuê lại nhà ở xã hội không?
Cá nhân hoặc hộ gia đình thuộc diện tái định cư đã thanh toán hết tiền mua nhà ở xã hội và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoàn toàn có thể cho những đối tượng có nhu cầu thuê ở. Tuy nhiên, người cho thuê phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước theo quy định.
Hơn nữa, một nhược điểm lớn trong việc mua bán nhà ở xã hội chính là bạn không được dùng tài sản này thuế chấp ngân hàng (ngoài trừ vay mua chính căn hộ đó). Ngoài ra, bạn cũng không được hưởng mức giá chênh lệch như căn hộ thương mại mà phải bán đúng giá ban đầu.
Thời hạn sở hữu nhà ở xã hội là bao nhiêu năm?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người sở hữu nhà ở xã hội không có quyền sở hữu vĩnh viễn. mà chỉ có thể mua trong vòng 50 năm. Đồng thời, bạn cũng chỉ được thực hiện quyền sử dụng, chuyển nhượng trong thời gian sở hữu.
Tuy chỉ sở hữu 50 năm nhưng bạn vẫn có thể bán hoặc ủy quyền một chủ đầu tư khác xây lại (trong trường hợp dự án xuống cấp) hoặc di dời và nhận suất tái định cư theo chính sách của địa phương.
Trong năm 2019 – 2020, nguồn cung nhà ở xã hội trên địa bàn các thành phố lớn như Tp.HCM và Hà Nội tăng mạnh nhưng vẫn không đáp ứng đủ nguồn cung. Tuy không sang trọng, tiện nghi như các căn hộ thương mại cao cấp, nhưng nhà ở xã hội đã và đang mang lại tổ ấm an toàn cho những gia đình có mức thu nhập thấp, tạo điều kiện cho chọ có thể ổn định sinh sống cùng nhau tại khu đô thị đắt đỏ.